Phương án thiết kế Kiến trúc Khoa kinh tế & Trung tâm thông tin thư viện - Trường Đại học Tây Bắc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC

1. Địa điểm xây dựng :

Trường ĐH Tây Bắc , Phường Quyết Tâm ,TP. Sơn La , tỉnh Sơn La

2.Yêu cầu thiết kế :

- Xây dựng khối Nhà học khoa Kinh tế có diện tích : ~ 7.300 m2

- Xây dựng khối Trung tâm thông tin thư viện có diện tích : ~5.900 m2

- Xây dựng khối Khối Giảng đường 200 chỗ có diện tích : 600 m2

- Yêu cầu : Phương án thiết kế cần khai thác các yếu tố cảnh quan, hình khối nhằm đảm bảo Phù hợp với Quy hoạch chung của Trường Đại học Tây Bắc đ• được duyệt, phù hợp với ý tưởng chủ đạo trong thiết kế quy hoạch, cảnh quan của khu học tập nói riêng và tổng thể trường Đại học Tây Bắc nói chung.

3. Thuyết minh thiết kế :

3.1. Thuyết minh chung:

- Giải pháp thiết kế hiện đại đảm bảo đủ, khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, phục vụ tốt chức năng đào tạo,qui mô đào tạo của khoa kinh tế, nhu cầu khai thác vận hành trung tâm thông tin thư viện. Công trình được nghiên cứu đảm bảo phù hợp với đặc thù khí hậu của tỉnh Sơn La (đón gió mát và tránh gió lạnh vào mùa đông). Giải pháp hạ tầng phù hợp với đặc thù địa hình khu vực Truờng Đại học Tây Bắc và đặc thù xây dựng công trình trong điều kiện thực tế.

- Giải pháp thiết kế đảm bảo tính thống nhất cho môi trường sư phạm của trường Đại học Tây Bắc, đảm bảo yêu cầu về công nghệ đào tạo , công nghệ thiết kế (theo nội dung chương trình và tiêu chuẩn xây dựng) , khai thác sử dụng có hiệu quả các yếu tố công nghệ xây dựng , vật liệu  phù hợp với điều kiện xây dựng và sẵn có trên địa bàn .

3.2. Phương án thiết kế:

• Công trình Khoa Kinh tế và Trung tâm Thông tin thư viện (TT TTTV) nằm trong quy hoạch xây dựng trường Đại học Tây Bắc đã được phê duyệt, vị trí công trình nằm trong khu học tập của trường (quy hoạch tổng thể hoạch định nhiều khu khác nhau trong đó khu học tập chiếm vị trí trung tâm).

• Công trình dự thi kết nối vớí các khối công trình khác (như  nhà điều hành, nhà học chung các khoa khối sư phạm , Khoa nông lâm, khoa y) thành một tổ hợp hoàn chỉnh cho khu học tập chính của trường với ý tưởng quy hoạch rất rõ ràng của nhà thiết kế quy hoạch tổng thể, việc đề xuất thiết kế kiến trúc công trình không làm thay đổi ý tưởng thiết kế tổng thể là một nhiệm vụ lớn đặt ra cho phương án dự thi này.

• Công trình nghiên cứu có mặt phía Nam hướng ra sân chính của trường (sân khánh tiết phía trước nhà điều hành đã xây dựng) và phía đông hướng ra sân sinh hoạt trung tâm của khu học tập (theo quy hoạch) đặt ra cho Khoa kinh tế và TT TTTV một vị trí hết sức quan trọng trong việc tạo lập hình thức kiến trúc (phù hợp với công trình đã xây dựng và kết hợp với nó thành một quần thể công trình liên hoàn tạo lập bộ mặt chung của trường theo hướng tiếp cận từ bên ngoài).

• Vị trí được xác lập trên MBTT như sau :

- Phía Bắc : là khu vực sân vườn, hướng ra khối nhà học khoa nông lâm, xác lập hướng tiếp cận công trình từ bên trong khu học.

- Phía Đông : Hướng ra sân trung tâm của khu học tập với chuỗi các công trình xung quanh như Khoa nông lâm , nhà học chung các khoa khối sư phạm và các công trình giảng đường lớn.

-  Phía Nam : hướng ra phía sân vườn và sân khánh tiết của trường , cùng với nhà điều hành và các khối học chung các khoa khối sư phạm đã xác lập hướng tiếp cận chính của trường Đại học Tây Bắc.

- Phía Tây : Giáp đường quy hoạch bao quanh khu học tập, hướng ra khu TDTT, xác lập hướng tiếp cận công trình từ bên ngoài.

Vì vậy, công trình nghiên cứu dự thi nằm ở vị trí quan trọng trong việc xác lập hình thái kiến trúc, bố cục công trình nhằm phù hợp với quy hoạch tổng thể , phù hợp với ý tưởng chủ đạo của toàn bộ khu học tập , phù hợp với công trình kiến trúc đã xây dựng và bộ mặt kiến trúc của trường Đại học Tây bắc theo hướng tiếp cận chính .

  * Ý tưởng thiết kế chính & Giải pháp tổ chức không gian:

Đề xuất tổ hợp các công trình Nhà học Khoa Kinh tế (hình chữ U) và TT TTTV (hình chữ nhật) được liên kết hữu cơ tạo thành khối công trình hình chữ nhật (dạng hình vuông) ,  qua đó giữ được liên kết bố cục, phù hợp với ý tưởng của quy hoạch chung trong tổng mặt bằng đã được phê duyệt.

Với vị trí quan trọng của 2 công trình như đã phân tích ở trên , phương án dự thi đề xuất sử dụng hình thức kiến trúc đơn giản, mạch lạc, sử dụng các mảng đặc và rỗng của hành lang, tường và cửa, cùng các phân vị ngang và hệ thống khung cột BCTC  kết hợp hài hoà với hình thức mái dốc truyền thống đem lại cho công trình Khoa kinh tế và TT TTTV hình ảnh của một công trình hiện đại , khoẻ khoắn và trong đó toát lên cái hồn dân tộc, hình ảnh những ngôi nhà sàn đâu đó được gửi gắm vào công trình một cách nhuần nhuyễn và tự nhiên. 

Hình thức kiến trúc này còn được xem xét đến yếu tố kết hợp hài hoà và với công trình đã xây dựng (là trung tâm điều hành và Nhà học chung các khoa khối sư phạm) , từ việc bố cục, tạo dáng đến nghệ thuật nháy lại một số chi tiết đã đem đến sự hoà quện giữa 2 công trình dự thi với nhà điều hành trở thành 1 quần thể thống nhất xác lập cho toàn bộ hướng tiếp cận chính của trường Đại học Tây Bắc.

Phác họa ý tưởng

Yếu tố dân tộc không chỉ được nghiên cứu trên cơ sở hình thức kiến trúc mà còn được thể hiện trong việc tổ chức mặt bằng công trình , phương án đã đem đến hiệu quả sử dụng cao nhất , tốt nhất cho các phòng học bằng việc khéo léo sử dụng hình thức hành lang trước sau, vừa đem đến hiệu quả sử dụng vừa giải quyết được các vấn đề về vi khí hậu, khắc phục có hiệu quả các ảnh hưởng của thời tiết , đặc biệt với đặc thù khí hậu của các tỉnh miền núi phía bắc nói chung và địa bàn TP Sơn La nói riêng (việc tổ chức không gian phù hợp với khí hậu đã được nghiên cứu nhiều năm và áp dụng rút kinh nghiệm tại nhiều địa bàn khác nhau tại các tỉnh miền núi phía Bắc). Công trình đã sử dụng các mảng đặc , vừa phù hợp với công năng của công trình vừa tạo thành các tấm bình phong lớn để che chắn gió lạnh mùa đông, bên cạnh đó mở ra các mảng rỗng , đón gió mát cho các không gian học tập, sinh hoạt chính.

*Phân khu chức năng và tổ chức bố cục công trình :

Việc phân khu chức năng và bố trí cục công trình đã được nghiên cứu từ mô hình đề xuất áp dụng và bố trí cụ thể các phòng, không gian học tập , phục vụ học tập trên cơ sở áp dụng khoa học về đặc thù giáo dục, công nghệ giáo dục (nội dung chương trình đào tạo đã được ban hành cho ngành kinh tế), nhu cầu sử dụng để tính toán đem lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật. Cụ thể như sau:

Công trình Nhà học Khoa kinh tế cao 4 tầng, có dạng mặt bằng hình chữ U, sử dụng hành lang bên, được tổ hợp trên cơ sở lưới cột chính là (7,2 + 2,4) x 3,9m và (1,8 + 7,2 + 2,4) x 3,9m, có một giảng đường lớn 200 chỗ phục vụ cho hoạt động sư phạm của Khoa. Công trình Trung tâm TTTV cao 3 tầng , có dạng hình chữ nhật , sử dụng lưới cột chủ đạo là 7,8 x 7,8m.

- Tầng 1 : Bố trí sảnh, các phòng làm việc của khoa và 8 phòng lớp học tại khối học của Khoa kinh tế, nối tiếp với  tầng 1 của công trình TT TTTV  qua 2 hành lang cầu tại sảnh , trưng bày sách, Kho sách và một số phòng quản lý của TT TTTV . Nối tiếp là  khối Giảng đường lớn (200)

- Tầng 2 : Bố trí 2 phòng học bộ môn, 1 phòng nghỉ giáo viên , 8 phòng học và 02 giảng đường nhỏ (cho khối nhà học khoa kinh tế) ; phòng đọc thư viện (cho TT TTTV).

- Tầng 3 : Bố trí 2 phòng học bộ môn (máy tính), 1 phòng làm việc của khoa, 8 phòng học và 2 giảng đường nhỏ (cho khối nhà học Khoa kinh tế) và bố trí thư viện điện tử, 1 phòng hội thảo, 1 phòng  chuyên đề (cho công trình TT TTTV).

- Tầng 4 của khối nhà học khoa kinh tế bố trí 08 phòng học , 2 giảng đường nhỏ, 2 phòng học bộ môn (vi tính) và 01 phòng nghỉ giáo viên.

 

* Giải pháp giao thông và kỹ thuật :

a) Giải pháp Tổ chức giao thông :

- Giáo thông bên ngoài : 2 Công trình được tiếp cận từ mọi hướng thông qua các lối vào chính và phụ , công trình Nhà học Khoa kinh tế xác lập lối vào chính từ trục đường bao quanh khu học tập (phía Tây), công trình TT TTTV xác lập lối vào chính từ sân trung tâm của khu học (phía Đông) , việc tổ chức không gian giao thông cho phép sinh viên và các đối tượng khác (cứu hoả, cấp cứu...) có thể tiếp cận công trình một cách thuận lợi nhất .

- Giao thông bên trong công trình :

+ Khối nhà học Khoa kinh tế : Giao thông đứng được bố trí bới 4 cầu thang, phân bố đều , giao thông ngang sử dụng hệ thống hành lang rộng 2,4m ngoài ra còn có hệ thống hành lang phụ rộng 1,8m. Toàn bộ hệ thống giao thông đứng và giao thông ngang đã được thiết kế đảm bảo nhu cầu sử dụng cao nhất và đảm bảo thoát người ra khỏi công trình an toán.

+ Khối Trung tâm thông tin Thư viện : Sử dụng hệ thống 02 thang bộ bố trí 2 đầu công trình tiếp cận trực tiêp váo sảnh chính, bên cạnh đó sử dụng thêm 2 lối thoát người sang khu học của khoa kinh tế đảm bảo hiệu quả cao nhất khi thoát người cho công trình

b. Giải pháp sử dụng vật liệu:

Giải pháp sử dụng vật liệu đảm bảo cho yêu cầu công nghệ xây dựng đơn giản, phù hợp với công nghệ thi công và sẵn có trên địa bàn.

+ Vật liệu đề xuất sử dụng cho công trình đối với các kết cấu chịu lực, bao che là các vật liệu thuộc nhóm vật liệu không cháy.

+ Vật liệu kết cấu sử dụng Bê tông cọc đạt cấp bền B15(M200), Thép AI: Rs = 225 MPa với các thanh có f< 10mm, Thép AII: Rs = 280 MPa với các thanh có f<22mm.

+ Vật liệu hoàn thiện sử dụng tường sơn, không bả (yêu cầu chất lượng hoàn thiện tốt), lát nền bằng gạch ceramic liên doanh, tầng 1, cầu thang, bbậc thềm lát gạch granit nhân tạo,...mái lợp tôn, cửa gỗ theo chỉ định.

Tin liên quan

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2023 VÀ HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024 CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC

Trung tâm CNS - 08/03/2024

      Sáng ngày 28/2/2024, Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học đã tổ chức Hội nghị viện chức và người lao động, tổng kết công tác năm 2023 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2024.       Điều hành Hội nghị gồm ô...

Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học – Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nghiệm thu Đề tài KH&CN cấp cơ sở “Nghiên cứu mô hình STEM/STEAM Lab định hướng công nghệ số, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018”.

Trung tâm CNS - 16/08/2023

  Ngày 11/8/2023, Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học – Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nghiệm thu Đề tài KH&CN cấp cơ sở “Nghiên cứu mô hình STEM/STEAM Lab định hướng công nghệ số, đáp ứng chương trình gi&a...

Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học - Bộ Giáo dục và đào tạo thông báo tuyển dụng viên chức đợt 2 - năm 2023

Trung tâm CNS - 25/07/2023

Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học - Bộ Giáo dục và đào tạo thông báo tuyển dụng viên chức đợt 2 - năm 2023, theo thông báo đính kèm ( vui lòng quét QR code để xem chi tiết thông báo):  

Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học tổ chức Tập huấn sử dụng thử nghiệm thiết bị dạy học môn công nghệ theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT và Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT

Trung tâm CNS - 24/07/2023

   Hiện nay, Viện NCTKTH đang triển khai nghiên cứu thiết kế mô hình, thông số kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật cho thiết bị dạy học môn công nghệ theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT và Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT. Để sản phẩm nghiên cứu c&oacut...

Viện Nghiên Cứu Thiết Kế Trường Học tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả triển khai Giáo dục Steam và Giới thiệu mô hình Steam Lab mẫu Tại Đồng Tháp

Trung tâm CNS - 26/06/2023

   Ngày 20/5, tại TP Cao Lãnh, Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học - Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở GDĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả triển khai giáo dục STEAM tại Trường THPT Đỗ Công Tường đồng thời g...

Thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ đặt hàng thực hiện từ năm 2024 (Theo nội dung Quyết định số 1393/QĐ-BGDĐT ngày 16/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Trung tâm CNS - 06/06/2023

Thực hiện Quyết định số 1393/QĐ-BGDĐT ngày 16/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ đặt hàng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa ra tuyển chọn thực hiện từ n...

Tìm hiểu về STEAM Lab theo định hướng công nghệ số

Trung tâm CNS - 01/05/2023

STEAM Lab là gì?      STEAM Lab là một không gian được xây dựng nhằm phục vụ cho giáo dục STEAM, tạo điều kiện để học sinh tiếp cận một cách trực quan với các khái niệm, lĩnh vực trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ t...

Giáo dục STEAM tại Việt Nam và trên Thế giới

Trung tâm CNS - 01/05/2023

Giáo dục STEAM là gì?  Khác với giáo dục truyền thống chú trọng vào việc ghi nhớ công thức và lý thuyết từ sách vở, giáo dục STEAM là phương pháp giáo dục tích hợp t&aci...

TIN VIDEO

Hoạt động thực nghiệm Đề tài “Nghiên cứu mô hình STEAM Lab theo định hướng công nghệ số, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018” tại tỉnh Đồng Tháp

TTS - 11/10/2022

ĐỒNG THÁP: VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC – BỘ GIÁO DỤC PHỐI HỢP CÙNG SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG THÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM NẰM TRONG KHUÔN KHỔ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH STEAM LAB THEO ĐỊNH HƯỚNG C&O...

EDU TALK - QUY HOẠCH LẠI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG LỚP

TTS - 14/06/2018

Viện NCTK Trường học xin giới thiệu quý độc giả Video Edu talk : Quy hoạch lại mạng lưới trường lớp do VTV thực hiện. Xem video tại đây. Phó Viện trưởng Viện NCTK Trường học Hoàng Lưu Vinh trong trương trình tọa đàm.