Giới thiệu Đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ: Tổ chức không gian kiến trúc trường Phổ thông dân tộc nội trú (Mô hình chủ yếu cho các tỉnh phía Bắc). Mã số: B99.39.13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC

Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ:

Tổ chức không gian kiến trúc trường Phổ thông dân tộc nội trú (Mô hình chủ yếu cho các tỉnh phía Bắc)

Mã số: B99.39.13

Chủ nhiệm Đề tài: KTS. TS. Trần Thanh Bình

Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học

Trước tình hình cải cách và phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ của đất nước, việc đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cho việc phát triển là một vấn đề hết thức cấp thiết. Và quan trọng hơn và việc đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh vùng núi, vùng dân tộc ít người, vùng cao, vùng sâu, hải đảo. Qua đó sẽ giải quyết sự mất cân đối về nguồn nhân lực giữa các vùng trong cả nước, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của đất nước đạt được hiệu quả cao hơn.

Để giải quyết được vấn đề này và nhằm tạo nguồn nhân lực lâu dài, ổn định, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa. Từ năm 1990, được sự đồng ý của chính phủ, chương trình VII của Bộ giáo dục và đào tạo – Chương trình củng cố và phát triển giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng cao, vùng sâu, hải đảo – đã được thực thi và bước đầu thu được những kết quả nhất định. Từ năm 1991 đến năm 1995, một trong những mục tiêu chính của chương trình là việc hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống các trường PTDTNT ở các tỉnh đã bước đầu cơ bản hoàn thành.

Tính cấp bách của đề tài

Từ những yêu cầu cấp thiết phải đổi mới giáo dục mà nghị quyết Trung ương II đã đề ra, từ mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục từ nay đến năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đối chiếu với thực trạng hệ thống kiến trúc của các trường Phổ thông dân tộc nội trú các tỉnh miền núi phía Bắc, từ các yếu tố đã được nêu ở trên mà công việc phân tích, đánh giá rút kinh nghiệm kết quả của chương trình VII mà cụ thể là hệ thống kiến trúc của các trường PTDTNT các tỉnh miền núi phía Bắc trong những năm vừa qua đồng thời đưa ra những giải pháp mới cho những năm tiếp theo là một đề tài cần thiết. Và cũng chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài này với mong muốn cải thiện từng bước môi trường học tập của học sinh các vùng dân tộc ít người, vùng núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Giới thiệu vài nét về lịch sử phát triển trường học và trường trung học nội trú của một số nước trên thế giới.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống kiến trúc các trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Thiết lập một số cơ sở khoa học để tổ chức không gian chức năng của các trường PTDNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc trong những năm tiếp theo.

- Đề xuất một số giải pháp kiến trúc cho trường PTDTNT cấp tỉnh phù hợp điều kiện phát triển trong tương lai gần.

- Đề xuất một số hướng dẫn, thiết kế, để khuyến khích áp dụng trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập thông tin, tổng kết một số xu hướng phát triển kiến trúc trường PTTH trên thế giới.

- Phương pháp điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống trường PTDTNT các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Phương pháp  phân tích: trên cơ sở thu thập thông tin, phân tích thực trạng và nếu lên xu hướng phát triển trường PTDTNT tại các tỉnh trong tương lai gần.

- Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở các luận cứ, tổng hợp và đưa ra những nhận xét chung nhất, những đặc điểm đặc trưng của vấn đề cần nghiên cứu.

- Phương pháp minh họa.

- Phương pháp thiết kế thực nghiệm.

Mục lục nội dung:

STT

Nội dung

Trang

Chương I

Một số xu hướng mới phát triển của kiến trúc các trường PTDTNT trên thế giới và ở Việt Nam. Tổng quan về thực trạng hệ thống kiến trúc các trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc sau khi hình thành và phát triển.

16

I.1

Một số nét chính về lịch sử phát triển kiến trúc trường học và trường PTTHNT trên thế giới.

16

I.1.1

Các quan niệm về học và trường học

16

I.1.2

Các dạng kiến trúc cơ bản của trường THNT

20

I.1.3

Một vài nét về kiến trúc trường học và trường THNT trên thế giới

22

I.2

Xu hướng phát triển của các trường PTDTNT cấp tỉnh

22

I.2.1

Thực trạng hệ thống các trường PTDTNT cấp tỉnh

22

I.2.2

Nhu cầu và dự kiến khả năng phát triển của các trường PTDTNT cấp tỉnh

22

I.3

Một số nét khái quát về sự hình thành và phát triển của các trường PTDTNT cấp tỉnh

24

I.3.1

Thời kì trước năm 1990

24

I.3.2

Từ sau năm 1990

25

I.4

Khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống kiến trúc các trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc

27

I.4.1

Tình hình cơ sở vật chất của các trường PTDTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

27

I.4.2

Tình hình qui hoạch sử dụng đất và chất lượng thẩm mỹ kiến trúc

28

I.4.3

Khảo sát đánh giá hiện trạng các bộ phận kiến trúc chính của các trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc

29

I.5

Kết luận chương I

31

Chương II

Các cơ sở khoa học để tổ chức không gian kiến trúc ở các trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn mới.

58

II.1

Các quan điểm và phương pháp giảng dạy mới

58

II.1.1

Quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học

58

II.1.2

Ảnh hưởng của phương pháp dạy học mới tới kiến trúc trường PTDTNT

59

II.2

Các hoạt động chủ yếu trong trường PTDTNT cấp tỉnh và xác định các hoạt động cần bổ sung trong hệ thống trường PTDTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

59

II.2.1

Các hoạt động chủ yếu trong trường PTDTNT cấp tỉnh

59

II.2.2

Xác định các hoạt động cần bổ sung cho hệ thống các trường PTDTNT tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc.

61

II.3

Các khối chức năng cần bổ sung trong trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc

61

II.4

Các yếu tố tự nhiên tác động tới kiến trúc các trường PTDTNT các tỉnh miền núi phía Bắc

62

II.5

Các yếu tố xã hội tác động tới kiến trúc trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc

65

II.6

Các nguyên tắc kiến trúc cơ bản làm cơ sở cho tổ chức không gian chức năng trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc

65

II.7

Kết luận chương II

72

Chương III

Đề xuất một số giải pháp kiến trúc cho trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc phù hợp với điều kiện phát triển trong tương lai gần.

83

III.1

Những yêu cầu tổ chức không gian kiến trúc

83

III.2

Nguyên tắc xác lập hệ mô đuyn không gian thống nhất

83

III.3

Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc đối với trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc

85

III.4

Đề xuất kiến trúc một số bộ phận chính trong trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc

86

III.4.1

Kiến trúc phòng học

86

III.4.2

Kiến trúc nhà đa năng

88

III.4.3

Kiến trúc trung tâm thông tin và thư viện (media centre)

89

III.4.4

Kiến trúc phòng ở

89

III.4.5

Kiến trúc phòng ăn

90

III.4.6

Khu hoạt động ngoài trời

90

III.5

Đề xuất một số giải pháp thực hiện

90

III.5.1

Giải pháp thực nghiệm đối với Trường PTDTNT tỉnh Lào Cai

90

III.5.2

Giải pháp thực nghiệm đối với Trường PTDTNT tỉnh Bắc Giang

93

III.5.4

Giải pháp thực nghiệm đối với Trường PTDTNT huyện đảo Đồ Sơn

97

III.5.5

Giới thiệu ví dụ áp dụng cho các trường PTDTNT tại CHDCND Lào

 

III.6

Kết luận Chương III

 

Kết luận:

Luận án của chúng tôi không nằm ngoài mục tiêu đánh giá lại thực trạng hệ thống kiến trúc các trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc để xác định những yếu tố còn tồn tại sau khi thực hiện chương trình VII đến nay. Để tạo được một môi trường lành mạnh cho học sinh học tập, sinh hoạt, vui chơi, sáng tạo, đã có rất nhiều người thuộc nhiều ngành khác nhau đã và đang quan tâm và giải quyết. Song đứng trên phương diện những người làm kiến trúc, chúng tôi xin mạnh dạn nêu lên những vấn đề còn tồn tại và đưa ra những khả năng mà trong kiến trúc có thể thực hiện được nhằm cải thiện tốt hơn môi trường sống và học tập cho học sinh trong các trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc.

Dựa trên các cơ sở khoa học đã được nêu ra trong đề tài, chúng tôi xin đưa ra đề xuất chung cho kiến trúc các trường PTDTNT cấp tỉnh các tỉnh miền núi phía Bắc và giải pháp thực nghiệm đối với một vài trường cụ thể (Lào Cai, Bắc Giang).

Tin liên quan

HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2023 VÀ HỘI NGHỊ VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2024 CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC

Trung tâm CNS - 08/03/2024

      Sáng ngày 28/2/2024, Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học đã tổ chức Hội nghị viện chức và người lao động, tổng kết công tác năm 2023 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2024.       Điều hành Hội nghị gồm ô...

Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học – Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nghiệm thu Đề tài KH&CN cấp cơ sở “Nghiên cứu mô hình STEM/STEAM Lab định hướng công nghệ số, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018”.

Trung tâm CNS - 16/08/2023

  Ngày 11/8/2023, Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học – Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nghiệm thu Đề tài KH&CN cấp cơ sở “Nghiên cứu mô hình STEM/STEAM Lab định hướng công nghệ số, đáp ứng chương trình gi&a...

Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học - Bộ Giáo dục và đào tạo thông báo tuyển dụng viên chức đợt 2 - năm 2023

Trung tâm CNS - 25/07/2023

Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học - Bộ Giáo dục và đào tạo thông báo tuyển dụng viên chức đợt 2 - năm 2023, theo thông báo đính kèm ( vui lòng quét QR code để xem chi tiết thông báo):  

Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học tổ chức Tập huấn sử dụng thử nghiệm thiết bị dạy học môn công nghệ theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT và Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT

Trung tâm CNS - 24/07/2023

   Hiện nay, Viện NCTKTH đang triển khai nghiên cứu thiết kế mô hình, thông số kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật cho thiết bị dạy học môn công nghệ theo Thông tư số 38/2021/TT-BGDĐT và Thông tư số 39/2021/TT-BGDĐT. Để sản phẩm nghiên cứu c&oacut...

Viện Nghiên Cứu Thiết Kế Trường Học tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả triển khai Giáo dục Steam và Giới thiệu mô hình Steam Lab mẫu Tại Đồng Tháp

Trung tâm CNS - 26/06/2023

   Ngày 20/5, tại TP Cao Lãnh, Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học - Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở GDĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả triển khai giáo dục STEAM tại Trường THPT Đỗ Công Tường đồng thời g...

Thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ đặt hàng thực hiện từ năm 2024 (Theo nội dung Quyết định số 1393/QĐ-BGDĐT ngày 16/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Trung tâm CNS - 06/06/2023

Thực hiện Quyết định số 1393/QĐ-BGDĐT ngày 16/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phê duyệt danh mục đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ đặt hàng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa ra tuyển chọn thực hiện từ n...

Tìm hiểu về STEAM Lab theo định hướng công nghệ số

Trung tâm CNS - 01/05/2023

STEAM Lab là gì?      STEAM Lab là một không gian được xây dựng nhằm phục vụ cho giáo dục STEAM, tạo điều kiện để học sinh tiếp cận một cách trực quan với các khái niệm, lĩnh vực trong Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ t...

Giáo dục STEAM tại Việt Nam và trên Thế giới

Trung tâm CNS - 01/05/2023

Giáo dục STEAM là gì?  Khác với giáo dục truyền thống chú trọng vào việc ghi nhớ công thức và lý thuyết từ sách vở, giáo dục STEAM là phương pháp giáo dục tích hợp t&aci...

TIN VIDEO

Hoạt động thực nghiệm Đề tài “Nghiên cứu mô hình STEAM Lab theo định hướng công nghệ số, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018” tại tỉnh Đồng Tháp

TTS - 11/10/2022

ĐỒNG THÁP: VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC – BỘ GIÁO DỤC PHỐI HỢP CÙNG SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG THÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM NẰM TRONG KHUÔN KHỔ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH STEAM LAB THEO ĐỊNH HƯỚNG C&O...

EDU TALK - QUY HOẠCH LẠI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG LỚP

TTS - 14/06/2018

Viện NCTK Trường học xin giới thiệu quý độc giả Video Edu talk : Quy hoạch lại mạng lưới trường lớp do VTV thực hiện. Xem video tại đây. Phó Viện trưởng Viện NCTK Trường học Hoàng Lưu Vinh trong trương trình tọa đàm.