LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT ĐỂ TIẾT KIỆM CHI PHÍ CHO CỘNG ĐỒNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC

Được con săn sắt, mất con cá rô

Chạng vạng tối một ngày cách đây 9 năm, công nhân đang thi công tầng hầm tòa cao ốc Pacific (Quận 1, Tp. HCM) nháo nhào chạy ra ngoài, có người hoảng quá ngất xỉu. Phía bên kia hàng rào, cán bộ, nhân viên của Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ hớt hải tháo chạy, có người phải trèo cổng rào thoát ra ngoài. Sau đó là tiếng gạch đá đổ ầm ầm. Ngôi nhà của Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ bị sập hoàn toàn. Từ lúc phát hiện căn nhà bị nghiêng cho đến lúc thành đống gạch vụn chỉ diễn ra chưa đầy một phút. Ngôi nhà bị sập là tòa nhà 3 tầng. Ngôi nhà 2 tầng còn lại trong khuôn viên của Viện (Số 49 Nguyễn Thị Minh Khai) cũng bị sạt một bên móng trụ. Nguyên nhân đổ sập là do quá trình thi công tòa cao ốc Pacific gây ra. Khi khảo sát thi công, chủ đầu tư đã vi phạm lỗi khoan địa chất. Dẫn nguồn từ Sở Xây dựng Tp. HCM, báo Người Lao Động cho biết dù diện tích khuôn viên đất lên đến 8.000mnhưng chủ đầu tư chi cho khoan thăm dò địa chất 3 vị trí, trong đó chỉ có một vị trí đạt yêu cầu là 48m còn lại 2 vị trí không đạt yêu cầu (chỉ khoan 45m) nhưng chủ đầu tư vẫn dùng kết quả này đại diện cho cả công trình. Quá trình thi công đào trúng túi nước ngầm dẫn đến sập công trình lân cận.

Sai phạm trong công tác khoan địa chất không phải là do người ta coi thường thổ địa mà là muốn tiết kiệm chi phí. Một chủ đầu tư dự án cao ốc trên đường Võ Văn Tần, quận 3 khi triển khai việc khoan thăm dò để lập hồ sơ khảo sát địa chất thì khá băn khoăn khi cùng lúc có 3 đơn vị chào mời khoan địa chất. Dù diện tích dự án chỉ nhỉnh hơn 1.000m2nhưng một đơn vị chào khoan 5 lỗ, sâu 70m với giá 250 triệu đồng. Một đơn vị khác cho rằng chỉ cần khoan 3 lỗ, sâu 70m với giá 150 triệu đồng là đủ. Đơn vị cuối cùng lại đưa ra giá cực sốc, chỉ 70 triệu đồng cho 3 lỗ khoan với chiều sâu 60m. Cả đơn vị chào mời khoan lẫn chủ đầu tư đều không có căn cứ khoa học thỏa đáng nào cho quyết định của mình. Thực chất là vấn đề chi phí nhưng chủ đầu tư lại tự nhủ khu đất dự án này nằm trên vĩa đất cứng nên không cần khoan sâu.

Chính vì tiết kiệm chi phí khoan thăm dò nên Tp. HCM xuất hiện khá nhiều trường hợp nhà bị nghiêng. Riêng ở phường 26 quận Bình Thạnh trên đường Chu Văn An toạn từ ngã tư Đinh Bộ Lĩnh đến cầu Chu Văn An, chỉ vài trăm mét nhưng có hơn 2 chục ngôi nhà bị nghiêng.

Thực ra xã hội đã bỏ qua một nguồn tài nguyên rất lớn trong việc khoan thăm dò. Đó là kết quả khoan thăm dò của tất cả các công trình đã thực hiện. Theo quy định của pháp luật thì nhà ở có diện tích sàn hơn 250m2, từ 3 tầng trơ lên phải có nhà thầu khảo sát xây dựng khảo sát địa chất công trình. Nếu kết quả này được tập hợp lại và công bố rộng rãi thì khi đó sẽ có một bản đồ địa chất. Khi đó đơn vị khảo sát địa chất cũng có cơ sở chắc chắn để quyết định số lượng cũng như chiều sâu của mũi khoan thăm dò.

Các bên cùng có lợi

Kỹ sư Nguyễn Thanh Liêm, với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành Xây dựng, cho biết “Theo quy định pháp luật hiện hành, đơn vị thiết kế kết cấu phải lập ra “Nhiệm vụ khảo sát địa chất công trình” (NV KSĐC CÔNG TRÌNH), làm cơ sở cho đơn vị thí nghiệm địa chất triển khai thực hiện. Việc tham khảo tài liệu địa chất đã có ở khu vực lân cận là hết sức cần thiết đối với người thiết kế kết cấu + nền móng, để có thể lập ra bản “NV KSĐC CÔNG TRÌNH" hợp lý. Tuy nhiên, việc tìm kiếm dữ liệu địa chất tham khảo không phải dễ dàng, và không phải tài liệu nào cũng đủ độ tin cậy (vì thực tế hiện nay, tồn tại rất nhiều tài liệu BCKSĐCCT được lập ra chỉ nhằm đối phó các quy định pháp lý, mà không quan tâm đến độ chính xác của số liệu bên trong). Trong giai đoạn lập thiết kế ý tưởng, nếu tìm được số liệu địa chất tham khảo đủ tin cậy, đơn vị thiết kế hoàn toàn có thể xây dựng phương án thiết kế dựa vào dữ liệu địa chất này, đủ để lập ra được khái toán Tổng mức đầu tư mà chưa cần tiến hành KSĐC trên thực địa, tiết kiệm được rất nhiều cả về tiền bạc lẫn thời gian”. Trong lĩnh vực Địa chất công trình có một thực tế là các nhà tư vấn thiết kế trong nước thường hay bỏ qua các dữ liệu địa chất tham khảo của khu vực trước khi đưa ra yêu cầu cho công tác khảo sát địa chất công trình hoặc khi tính toán không có số liệu tham khảo để so sánh, đánh giá. Trong khi đó, phần lớn các nhà tư vấn nước ngoài, khi đưa ra một yêu cầu, họ thường có trong tay những số liệu về địa chất, địa hình, thủy văn… khá chắc chăn. Việc đưa ra một quyết định mà có sơ sở khoa học thì bao giờ cũng yên tâm hơn một quyết định cảm tính.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Đặng Thế Vinh (Tổng giám đốc Công ty cổ phần GEOMAPS, đơn vị đã tập hợp các dữ liệu địa chất công trình đã có trong quá khứ, và sắp xếp phân loại một cách khoa học dưới dạng bản đồ để tạo thuận tiện cho việc tra cứu tham khảo) cho rằng “Việc có trong tay tài liệu Địa chất công trình tham khảo của một khu vực nào đó trước khi khảo sát, thiết kế và xây dựng sẽ đem lại những lợi ích về thời gian và tài chính cho những đơn vị tham gia vào dự án đó.”.

Với các nhà tư vấn thiết kế, việc đưa ra các yêu cầu về số lượng hố khoan, chiều sâu khảo sát, các loại thí nghiệm sẽ tạo ra một bảng công việc rất rõ ràng. Để tạo ra được các yêu cầu trên với mức độ chính xác cao, chắc chắn nhà tư vấn thiết kế phải có trong tay tài liệu địa chất công trình tham khảo của khu vực đó, từ đó xác định tương đối chiều sâu thiết kế, có được địa tầng khu vực, tính chất cơ lý của đất từ đó xác định được các loại thí nghiệm đất phù hợp với công trình của mình.

Có những trường hợp, trong yêu cầu thiết kế chiều sâu hố khoan nhỏ, nhưng ra thực tế chiều sâu phải tăng rất nhiều lần mới đạt yêu cầu, hoặc yêu cầu thí nghiệm cố kết trong tầng cát… Tạo ra một bảng công việc chuẩn, nhà tư vấn còn tạo sự tin cậy và sự đánh giá cao của chủ đầu tư về vốn kiến thức và lượng thông tin, vốn là điều cốt yếu của một nhà tư vấn. Với các đơn vị khảo sát, biết được thông tin địa tầng của đất, giúp việc thi công được thuận lợi, bắt được địa tầng chính xác, mô tả rõ ràng hơn. Các thông tin về chiều sâu hố khoan cũng giúp công tác chuẩn bị được tốt hơn. Từ đó rút ngắn được thời gian thi công và các công tác chuẩn bị gồm số lượng cần khoan, khối lượng bentonite, khay mẫu…

Cuối cùng, với các nhà đầu tư, thời gian và tài chính là điều quan trọng. Một bảng công việc chính xác sẽ giúp họ biết được tổng dự toán cho công việc để có kế hoạch tài chính cụ thể. Ngược lại, một bảng yêu cầu công việc được lập dựa trên kinh nghiệm thì có xác suất cao về việc thay đổi khối lượng, thời gian thi công. Đương nhiên sẽ dẫn tới những thay đổi lớn về thời gian và kinh phí, hậu quả là dẫn đến những xáo trộn và thiệt hại.

Theo Võ Anh Tuấn (Tạp chí Nhà Thầu & Thị Trường Xây Dựng, Số 2.2016)

Tin liên quan

Làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp nhằm mở rộng triển khai mô hình giáo dục STEM/STEAM tại tỉnh Đồng Tháp

Trung tâm CNS - 12/09/2024

Tại buổi tiếp, làm việc với Đoàn công tác Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo), vào sáng ngày 10/9, ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủng hộ đề xuất mở rộn...

Bữa cơm Công đoàn 2024 Viện NCTK Trường học, ấm áp yêu thương

Trung tâm CNS - 12/09/2024

       Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2024) vừa qua  Công đoàn Viện NCTK Trường học đã tổ chức “Bữa cơm Công đoàn” năm 2024 cho toàn thể Đoàn viên....

LỄ KÍ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ GIỮA VIỆN NCTK TRƯỜNG HỌC VÀ CÔNG TY TNHH SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

Trung tâm CNS - 17/05/2024

      Sáng ngày 17/5, tại Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học, 12-14 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học và Công ty TNHH...

THÔNG BÁO Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài năm 2025

Trung tâm CNS - 10/05/2024

      Thực hiện Quyết định số 1312/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2022 của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo về việc phê duyệt danh mục đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ đặt hàng của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa ra tuyển chọn thực hiện từ năm...

THƯ MỜI THAM GIA PHỐI HỢP TRIỂN KHAI DỰ ÁN GIÁO DỤC STEM/STEAM

Trung tâm CNS - 25/04/2024

1. Thông tin Dự án: Triển khai mô hình giáo dục STEM/STEAM định hướng công nghệ số, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn một số tỉnh/thành khu vực phía Nam. 2. Cơ sở khoa...

Thông báo tuyển dụng viên chức tại Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đợt 1 Năm 2024

Trung tâm CNS - 18/03/2024

Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học - Bộ Giáo dục và đào tạo thông báo tuyển dụng viên chức đợt 1 - năm 2024, theo thông báo đính kèm:   https://drive.google.com/file/d/1VtTF6oNn_N3cN_lDuPiEtTKMRwoPqtNE/view?usp=sharing

LỄ KÍ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ GIỮA VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC VÀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC LEARN TO LEAP

Trung tâm CNS - 14/03/2024

     Nhằm triển khai các hoạt động hợp tác nghiên cứu mô hình trung tâm Công nghệ số phát triển giáo dục STEM trong nhà trường phổ thông, Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học đã tổ chức lễ kí kết Biê...

VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC KÍ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC VỚI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ KSH

Trung tâm CNS - 13/03/2024

      Chiều ngày 08/3/2024, tại trụ sở 12-14 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Thiết kế Trường học đã tổ chức lễ kí kết Biên bản ghi nhớ với Công ty TNHH Tư vấn và đầu tư KSH với mục tiêu hợp t&...

TIN VIDEO

Hoạt động thực nghiệm Đề tài “Nghiên cứu mô hình STEAM Lab theo định hướng công nghệ số, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018” tại tỉnh Đồng Tháp

TTS - 11/10/2022

ĐỒNG THÁP: VIỆN NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TRƯỜNG HỌC – BỘ GIÁO DỤC PHỐI HỢP CÙNG SỞ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG THÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM NẰM TRONG KHUÔN KHỔ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH STEAM LAB THEO ĐỊNH HƯỚNG C&O...

EDU TALK - QUY HOẠCH LẠI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG LỚP

TTS - 14/06/2018

Viện NCTK Trường học xin giới thiệu quý độc giả Video Edu talk : Quy hoạch lại mạng lưới trường lớp do VTV thực hiện. Xem video tại đây. Phó Viện trưởng Viện NCTK Trường học Hoàng Lưu Vinh trong trương trình tọa đàm.